Home / Việc làm vui / Niềm kiêu hãnh Kỹ sư Nông nghiệp – Tại sao không?

Niềm kiêu hãnh Kỹ sư Nông nghiệp – Tại sao không?

Bạn yêu thích nghiên cứu khoa học? Bạn muốn giúp đỡ người nông dân bớt lam lũ, bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp? Bạn muốn cung cấp thực phẩm an toàn và đầy đủ cho cộng đồng? Tham gia bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên đất đai hữu hiệu hơn?… Vậy nghề kỹ sư nông nghiệp là một con đường lý tưởng dành cho bạn. Tôi không nói quá, nhưng bạn hãy đọc bài viết này sẽ hiểu và thêm yêu nghề kỹ sư nông nghiệp.

Tổng quan về kỹ sư nông nghiệp

Chinh phục khoa học và trực tiếp đưa những thành quả đó vào cuộc sống, vào từng vụ mùa, vào từng bữa ăn hàng ngày của mọi người – đó là niềm kiêu hãnh của người kỹ sư nông nghiệp. Không chỉ là bạn của riêng nhà nông, kỹ sư nông nghiệp còn góp phần đảm bảo cho nhu cầu cơ bản mà vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người, đó là lương thực, thực phẩm. Một ý tưởng đột phá trong nghề, một nghiên cứu ứng dụng hoàn hảo cho khí hậu Việt Nam, một môi trường trong lành không ô nhiễm, một tài nguyên đất đai được sử dụng hợp lí, đúng mục đích, tạo ra an sinh xã hội… có thể đem đến tương lai khởi sắc cho người nông dân, sự phát triển thêm bền vững của nền nông nghiệp đất nước. Tất cả điều đó chỉ là nghề Kỹ sư nông nghiệp.

Nếu trở thành kỹ sư ngành nông nghiệp, bạn có thể làm việc tại các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông, Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật, các Trung tâm Giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty nhà nước hay các liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo (trung học, cao đẳng, đại học) hoặc học tiếp các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành nông nghiệp tại các nước như Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp rất lớn từ các công ty (như Công ty Tập đoàn Đức Hạnh BMG, Công ty CP Marphavet, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương, công ty Đạm Cà Mau… là những nhà tuyển dụng thường xuyên hay các xí nghiệp, các công ty có vốn nước ngoài …

Trong Ngày hội việc làm 2016 được tổ chức mới đây tại Học viện, đã có 62 doanh nghiệp đặt hàng và tuyển dụng 3432 chỉ tiêu lao động (ngoài ra còn có các doanh nghiệp tuyển dụng không giới hạn chỉ tiêu). Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đa dạng, đối tượng tuyển dụng liên quan nhiều đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y, chăn nuôi, nông học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, đất đai, môi trường, kinh tế, kinh doanh…

Là một tập đoàn có số lượng lớn sinh viên Học viện làm việc tại đây và là doanh nghiệp gắn bó lâu năm với Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong tuyển dụng lao động, theo ông TS. Trần Đức Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn BMG, Công ty thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet: Ngày hội việc làm của Học viện cũng là ngày hội tuyển dụng của doanh nghiệp. Tại hoạt động này trong năm 2016, Tập đoàn BMG và Công ty thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp 120 lao động và tiếp nhận thêm 300 hồ sơ đăng ký xin việc của sinh viên. Thông qua đó, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tuyển dụng được thêm nhiều lao động chất lượng đáp ứng nguồn lực trong tương lai.

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng, phong phú

Nếu trở thành sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn ngành nghề yêu thích trong môi trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực này. Bạn sẽ trở thành: bác sĩ thú y, kỹ sư trồng trọt, kỹ sư chăn nuôi, kỹ sư nuôi trồng thủy sản, kỹ sư môi trường, kỹ sư trắc địa, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện… và có thể trở thành cử nhân kinh tế, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân ngành xã hội học, cử nhân ngành sư phạm nông nghiệp…

Là một sinh viên nông nghiệp, bạn làm việc song song giữa hai nơi phòng thí nghiệm, ruộng đồng hoặc trang trại và giảng đường. Bạn là người nghiên cứu, thử nghiệm, thiết kế các mô hình, xây dựng các phương pháp khoa học và cũng chính bạn đồng hành cùng người nông dân trong thực tế sản xuất.

Là một kỹ sư hay nhà khoa học về nông nghiệp, hàng ngày bạn tiếp xúc rất nhiều với các loại cây trồng, các vùng đất, các loài vật nuôi bởi nhiệm vụ của bạn là chăm sóc chúng, theo dõi “sức khỏe” để chữa bệnh kịp thời cho chúng. Ngoài làm việc trong phòng thí nghiệm ra thì đồng ruộng, các trang trại chăn nuôi cũng chính là nơi làm việc thường xuyên của bạn.

Các công việc của người kỹ sư nông nghiệpLà một kĩ sư nông nghiệp, bạn cần phải làm những công việc sau đây:

– Nắm bắt, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, áp dụng vào các giống cây, các giống vật nuôi để đem lại năng suất, lợi nhuận tốt.

– Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tìm ra các phương pháp tối ưu cho trồng trọt và chăn nuôi (lai tạo giống, chế tạo phân bón, thức ăn, xây dựng mô hình các điều kiện lý tưởng…).

– Gặp gỡ, tư vấn cho bà con nông dân các kiến thức về chăm bón cây trồng, chăn nuôi gia cầm, gia súc.

– Hoạch định các chiến lược sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả…

– Thiết kế, sử dụng hợp lí các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp…

– Chỉ đạo, triển khai các dự án nông nghiệp, phổ biến cho người dân tạo việc làm, cải thiện năng suất, chất lượng…

– Chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên.

– Kiểm tra chất lượng chăm sóc, điều điện sống của chúng hàng ngày, đảm bảo môi trường nuôi dưỡng đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

– Giao phối, lai giống cho cây trồng, vật nuôi, cho ra đời những sản phẩm chất lượng, đảm bảo năng suất.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About admin

Check Also

CHUYÊN VIÊN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÀM GÌ?

Theo học ngành này, bạn sẽ tiếp cận với các phương pháp trong công tác …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *